Site banner

Bình Đại: Tăng cương quản lý, giải pháp việc dạy thêm, học thêm

Tại huyện Bình Đại, những năm gần đây, đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của học sinh, nên việc cho con đi học thêm là nhu cầu phổ biến. Tuy nhiên, từ một phong trào học tập được khuyến khích là kèm cặp, bổ trợ, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, thì việc dạy thêm, học thêm trong thời gian gần đây có nhiều bất cập, hạn chế. Trước tình hình thực tế trên, huyện Bình Đại tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý việc dạy thêm, học thêm và giải pháp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.

Theo nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm, học thêm còn có nhiều bất cập như hiện nay đó là vẫn còn một bộ phận giáo viên chạy theo thành tích, nên buộc học sinh phải học thêm. Bên cạnh đó, để tạo thêm thu nhập, một bộ phận giáo viên cũng tìm cách để học sinh buộc phải tham gia học thêm. Những thực tế này đã khiến dạy thêm học thêm có nhiều biến tướng, mất đi ý nghĩa ban đầu, trở thành hiện tượng không tốt trong công tác giáo dục – đào tạo.

Dạy thêm, học thêm đúng chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
 

Để chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, thời gian qua, huyện Bình Đãi đã có nhiều giải pháp can thiệp, tăng cường công tác quản lý dạy thêm, học thêm. Trong đó, thực hiện công văn số 1703 ngày 20/7/2016 của UBND huyện, Phòng giáo dục và đào tạo đã cấp phép cho 5 tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và 16 tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường, chỉ đạo các trường trực thuộc thực hiện dạy thêm, học thêm phải đúng quy định tại Thông tư số 17 ngày 16/5/2012 của Bộ giáo dục và Đao tạo. Đồng thời, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm của các trường, yêu cầu các trường có kế hoạch kiểm tra việc dạy thêm của giáo viên trong đơn vị.

Trong kế hoạch phỏng chống tham nhũng hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường thực thuộc tiếp tục quán triệt các văn bản quy định của cấp trên, trong đó có Quyết định số 17 ngày 12/7/213 của UBND tỉnh Bến Tre, chỉ đạo, nhắc nhở kịp thời đến các trường trực thuộc về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh dạy thêm, học thêm. Hiện nay, không có giáo viên tiểu học, THCS tổ chức dạy thêm trong và ngoài nhà trường trái với quy định. Phòng giáo dục và đào tạo đã kiểm tra 8 đơn vị, chưa phát hiện trường hợp giáo viên dạy thêm trái với quy định. Không có giáo viên dạy trước chương trình lớp 1.

Trong năm 2018, UBND huyện tăng cường công tác quản lý, kiểm tra dạy thêm, học thêm, chỉ đạo Phòng giáo dục và Đào tạo yêu cầu hiệu trường các trường trực thuộc quán triệt đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành tốt quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 17 ngày 16/5/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định rõ: Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Nhìn chung, việc dạy thêm, học là một mặt tích cực của giáo dục, khi dạy thêm, học thêm tập trung vào hai đối tượng: Học sinh có năng khiếu được bồi dưỡng để phát huy khả năng, tham gia thi học sinh giỏi, học sinh có trình độ chưa vững được phụ đạo để đảm bảo theo kịp các bạn trong lớp. Như vậy, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tính chất đúng trong dạy thêm, học thêm, rất mong các ngành chức năng tăng cường nhiều giải pháp định hướng trong việc dạy thêm, học thêm theo hướng tích cực, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

Tuyết Mai