Site banner

Nhật Bản tìm kiếm hướng đi mới trong chính sách ngoại giao với Việt Nam

Ngày 7/5 vừa qua, trang tin tức của Nhật Bản www.japantimes.co.jp đưa tin về xu hướng tìm kiếm hướng đi mới trong chính sách đối ngoại với Việt Nam, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và là trung tâm sản xuất lớn của khu vực Đông Nam Á.

Bốn mươi năm sau sự sụp đổ của Sài Gòn, Việt Nam ngày này đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng của một nền kinh tế đang phát triển. Những thay đổi diễn ra trong suốt bốn thập kỷ qua ở Việt Nam, cũng như ở khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa đối với Nhật Bản trong việc xem xét lại mối quan hệ của mình với các nước, các khu vực.

Ngày 30 tháng tư năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam và Mặt trận Giải phóng miền Nam chiếm được Sài Gòn, bây giờ là thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc cuộc chiến tranh đã kéo dài 15 năm.

Vào năm 1960, lực lượng cộng sản đã được thành lập và bắt đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt  Nam năm 1962 và bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam vào năm 1965. Mỹ rút quân khỏi Việt Nam sau khi Hiệp Định Paris năm 1973 đã đi vào hiệu lực. Các lực lượng Bắc Việt và Việt Cộng phát động một cuộc tấn công quy mô lớn tháng 3 năm 1975 để cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân ngày 30 tháng 1 năm 1968 đã đánh dấu một bước ngoặt trong chiến tranh, đóng vai trò chất xúc tác cho phong trào phản đối chiến tranh mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các cuộc chiến tranh vô ích làm suy sụp sức mạnh kinh tế của Mỹ, dẫn tới sự kiện "Nixon Shock" tháng 8 năm 1971. Tổng thống Mỹ lúc tuyên bố chấm dứt chế độ bảo lãnh bằng vàng cho những đồng Dollar do FED in ra - đánh dấu bước khởi đầu của sự suy giảm vai trò bá chủ kinh tế toàn cầu của Mỹ.

Quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á đẩy lùi sự can thiệp quân sự của một siêu cường quốc, đây không chỉ là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà còn là một cuộc chiến tranh làm thay đổi lịch sử thế giới. Tuy nhiên, cái giá phải trả là không hề nhỏ. Cuộc chiến đã giết chết khoảng 3 triệu người Việt Nam, để lại những vết sẹo đau thương cho tới những năm tháng hòa bình sau này. Nhiều người Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng của chất diệt cỏ được sử dụng bởi các lực lượng Mỹ trong chiến tranh.

Đất nước vừa mới thống nhất tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn sau chiến tranh. Nền kinh tế kiệt quệ, và một số lượng lớn người dân rời bỏ đất nước, trở thành thuyền nhân. Cuộc xâm lược Việt Nam của Campuchia trong năm 1978 và cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 tiếp tục tiêu tan sức mạnh của đất nước.

Sau khi Việt Nam đưa ra chính sách cải cách "Đổi Mới" vào năm 1986, Mỹ đã dần dần dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước này, và hoàn toàn loại bỏ chúng vào năm 1994. Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1995, mặc dù Mỹ không đưa ra lời xin lỗi hay bồi thường chiến tranh. Đường lối đổi mới đã giúp Việt Nam - vốn được coi là trong số các nền kinh tế nghèo nhất thế giới – trở thành một nền kinh tế phát triển nhanh chóng, mặc dù chấp nhận nền kinh tế thị trường được coi là một dấu hiệu của sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội truyền thống.

Ngày nay, Việt Nam đang trong vị trí trở thành trung tâm phát triển quan trọng trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong đó dự kiến sẽ khởi động một thị trường chung vào cuối năm nay trong nỗ lực phát triển hội nhập kinh tế hơn nữa. Các quốc gia từng là chiến trường nay đang trở thành trung tâm sản xuất và kinh doanh nhằm thu hút sự chú ý toàn cầu.

Hỗ trợ chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam hiện chỉ đang tập trung vào sự phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước. Nhưng rõ ràng Nhật Bản không thể cạnh tranh trong lĩnh vực này với Trung Quốc cùng kinh phí lớn và nhân lực để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng. Tokyo cần phải thực hiện chiến lược mới trong quan hệ với Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Những người đã từng trốn khỏi đất nước như thuyền nhân hiện đang trở lại và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, Việt Nam cần rất nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp nối và phát triển đất nước. Đây là cơ hội cho Nhật Bản giúp thiết lập các trường cao đẳng kỹ thuật để đào tạo nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, và cử các chuyên gia Nhật Bản đã nghỉ hưu làm việc trong đội ngũ giảng viên.

Nhật Bản cũng nên xem xét phương pháp tiếp cận sáng tạo mới cho mối quan hệ với các nước Đông Nam Á khác, bao gồm Indonesia, Campuchia và Lào.

Nguồn vietnam.vn