Ngày 4/5 vừa qua, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố 10 kỷ lục về biển đảo Việt Nam 2016. Hãy cùng Timeout Vietnam khám phá những điều thú vị về những kỷ lục này nhé.
Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng biển rộng khoảng 160.000 – 180.000km2, còn quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng biển rộng khoảng 15.000km2 là 2 quần đảo có không gian lớn nhất, rộng nhất, dài nhất, xa nhất, sâu nhất và có nhiều đảo đá nhất nước ta.
Hoàng Sa là một nhóm gồm khoảng 30 đảo, mỏm đá ngầm nhỏ và bãi san hô. Trong khi đó, số lượng đảo và rạn đá ngầm tại quần đảo Trường Sa thậm chí lên tới hơn 100 đảo. Cả 2 quần đảo này đều nằm ở Biển Đông.
Nằm trên địa phận tỉnh Quảng Ninh với chiều dài 17km, diện tích khoảng 170ha, bãi biển Trà Cổ cong cong hình vành khuyên trải dài từ Mũi Gót ở phía bắc cho tới Mũi Ngọc ở phía nam là bãi biển dài nhất tại Việt Nam.
Với số lượng đảo lên tới 1.969 hòn đảo lớn, nhỏ với phần lớn là các đảo đá vôi, Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh đã được công nhận là vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất.
Phú Quốc được mệnh danh là “đảo Ngọc” với diện tích 561km2 thuộc tỉnh Kiên Giang chính là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam.
Có diện tích lên tới 35.000ha, khu bảo tồn biển Nam Yết thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa là khu bảo tồn biển Việt Nam lớn nhất. Khu này có diện tích đảo san hô lớn và mang những nét khí hậu nhiệt đới đặc trưng phía nam Biển Đông.
“Việt Nam Quốc hiệu và Cương vực Hoàng Sa – Trường Sa” là cuốn sách dày 205 trang của tác giả Nguyễn Đình Đầu. Cuốn sách này là một công trình vừa mang tính khoa học, vừa phổ thông ghi lại khát quát suốt chiều dài hơn 4000 năm lịch sử của dân tộc Việt Nam với nhiều bản đồ cổ và tư liệu của thế giới ghi nhận 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trong suốt hơn 500 năm qua.
Từ năm 1525 cho tới năm 1886, đã có khoảng 50 bản đồ mô tả nước Việt Nam với sự hiện diện của thềm lục địa và Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 20/2 âm lịch tại Miếu Hoàng Sa ở làng An Vĩnh, xã An Hải thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.