Sau khi những thông tin và hình ảnh về việc Trung Quốc dùng tàu quân sự, máy bay để hộ tống giàn khoan HD-981 hạ đặt tại vùng biển của Việt Nam được đăng tải đầy đủ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân Trung Quốc và Hong Kong mới nhận ra những mưu đồ của chính nước mình.
Phát biểu của ông Trình Quốc Bình, một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và ông, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và sự vụ biển đảo đã tự mâu thuẫn lẫn nhau
Trong dư luận nhân dân Trung Quốc đã xuất hiện những quan điểm trái ngược, những bình luận hiểu biết, tôn trọng sự thật và chỉ ra những mâu thuẫn trong các tuyên bố vô lý, thiếu căn cứ của báo chí Trung Quốc đã nhận được sự đồng tình của đông đảo người quan tâm.
Phát biểu của ông Trình Quốc Bình, một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và ông, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và sự vụ biển đảo đã tự mâu thuẫn lẫn nhau
Theo Giáo dục Việt Nam, có dân mạng tên là bingchenglieshui đưa ra nghi ngờ về "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi: "Lãnh hải trong đường chín đoạn ở Biển Đông rốt cuộc có phải là của Trung Quốc hay không?".
Dân mạng tiexue007 cho rằng: "Hiện nay, đường biên giới (đường lưỡi bò) không có khế ước, đương nhiên sẽ không được các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế thừa nhận. Đánh không giải quyết được vấn đề gì, chỉ có thể làm cho Trung Quốc càng bị cô lập trên toàn thế giới". Trong khi đó, dân mạng ddhao999 nhấn mạnh: "Tình hình hiện nay (của Trung Quốc) đã bị động".
Có dân mạng cho rằng: "Trung Quốc thực sự không có thể diện. Đến nay, tôi không không dám nhìn người nước ngoài nữa. Than ôi, chuyên đi lừa người". Dân mạng wx1532 kêu gọi chính phủ Trung Quốc cần đem lại một chút "lòng tin" cho người dân.
Về chủ trương "gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác", dân mạng ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc cho rằng, "cái của ta là của ta, đề xuất cùng khai thác với người khác đã tự mâu thuẫn, (Trung Quốc) toàn bị động". (Có lẽ vì như vậy mà hiện nay Trung Quốc bất chấp chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, quyết đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò, khai thác dầu khí?).
Dân mạng từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc bình luận: "Chính phủ Trung Quốc chủ trương đường chín đoạn, thừa nhận Biển Đông có tranh chấp, nhưng đòi hỏi tất cả quyền lợi trong đường chín đoạn.
Bức ảnh khiến dư luận Hồng Kông, Trung Quốc nghi ngờ tuyên bố của nước mình
Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, trên tất cả bản đồ chính thức được xuất bản có đánh dấu đường chín đoạn. Chính phủ Trung Quốc chưa từng giải thích chính thức về địa vị pháp lý và hàm nghĩa của nó, điều này chủ yếu là không kích động vấn đề Biển Đông.
Nhưng, tất cả tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đều coi các hòn đảo và vùng biển lân cận trong đường chín đoạn là một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc (phi pháp).
Đối với tính chất của đường chín đoạn truyền thống, cho dù trong nước Trung Quốc cũng có quan điểm khác nhau, cơ bản có mấy loại như ‘thuyết đường biên giới quốc gia', ‘thuyết vùng nước lịch sử', ‘thuyết đường phạm vi đảo'.
Dân mạng đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc tự đặt câu hỏi nghi ngờ: "Nói là GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ, đứng đầu thế giới, nói là chi tiêu quân sự của Trung Quốc xếp thứ hai thế giới, như vậy thì quốc thể và nhân cách của Trung Quốc xếp thứ mấy thế giới?".
Có dân mạng mang tên daye19338 thừa nhận: "Đường lưỡi bò" là do Trung Quốc vẽ ra, các nước xung quanh không thừa nhận. Biển Đông không phải biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng không có căn cứ hải, không quân ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nếu quyết chiến với Mỹ ở Biển Đông, quân đội Trung Quốc không nắm chắc phần thắng.
Có dân mạng cho rằng "chủ trương lãnh hải (của Trung Quốc) bá đạo như vậy có thể được bao nhiêu sự ủng hộ, thực tế một chút đi sẽ tốt hơn không! Đây không phải là một thế giới dựa vào vũ lực để khoe khoang, huống hồ Trung Quốc cũng không có thực lực để đánh cả thiên hạ".
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hd-981 và cho tàu chiến, máy bay tiêm kích, tàu cảnh sát biển... xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng tàu Việt Nam tại vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam . Ảnh: Cảnh sát biển
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng số cuối tháng 4 đăng bài bình luận của Phó Giáo sư Mike Rowse thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông cho rằng: Lập trường của Trung Quốc không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế. Thậm chí ngay cả những nước mà Trung Quốc coi là bạn cũng kiên quyết phản đối tuyên bố chủ quyền trên.
Theo ông, cái gọi là đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền hầu hết biển Đông không thể đứng vững trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Ngoài ra về mặt địa lý, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần với Việt Nam hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục.
Chuyên gia này khẳng định: 'Mặc dù không có quyền trong các vấn đề đối ngoại như chính quyền TƯ, người dân Hồng Kông vẫn có mong muốn mạnh mẽ về một giải pháp hòa bình cho bế tắc hiện nay'.
Trước đó, trong bài viết trên blog cá nhân hôm qua, học giả Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển, đã ôn lại truyền thống hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Ông viết: "Từ năm 1947, Trung Quốc tự ý vẽ ra một đường đứt đoạn trên bản đồ Biển Đông, gọi là "Đường 9 đoạn" hay "Đường hình chữ U", rồi coi đó là "đường biên giới biển truyền thống". Chính phủ ta (Trung Quốc) chưa bao giờ chính thức giải thích về hàm nghĩa pháp luật của cái đường này… Cần phải nói rõ một điều: vùng nước bên trong "Đường hình chữ U" chiếm tới 80% diện tích Biển Đông không thể nào là 'vùng nước lịch sử' của nước ta (tức Trung Quốc) được. Cái 'đường hình chữ U' này không phải là biên giới biển của Trung Quốc".
Quy tắc quốc tế cho thấy rõ, giống như biên giới trên đất liền, biên giới trên biển cũng phải là một đường thực tế, không thể là một cái đường ảo. Nếu Trung Quốc cứ kiên trì cái gọi là "Đường 9 đoạn" không có căn cứ pháp luật, không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, sẽ không được các nước xung quanh Biển Đông và cộng đồng quốc tế chấp nhận. Trung Quốc cần tôn trọng lập trường của các quốc gia ven Biển Đông về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo tinh thần của Công ước biển LHQ năm 1982"./.
Nguồn: vietnam.vn