Những nguyên tắc của Trung Quốc đối với những tranh chấp bất thường tại Biển Đông ngày càng trở nên rõ rệt hơn khi hiện trạng khu vực bị đe dọa bởi các quốc gia ven biển và do chính Trung Quốc.
Ảnh minh họa: các giàn khoan dầu tại Biển Đông
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đề nghị 4 nguyên tắc để hướng dẫn giải quyết các tranh chấp Biển Đông trong chuyến thăm gần đây tới Australia, chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11 năm nay.
Thứ nhất, ông Vương cho rằng tranh chấp chủ quyền tại một số rạn san hô ở quần đảo Trường Sa là vấn đề còn sót lại của lịch sử. Ông cho rằng các sự kiện lịch sử lên được đưa ra đầu tiên trong việc giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, ông yêu cầu các bên tranh chấp phải tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).
Thứ ba, ông nói rằng đối thoại trực tiếp và tham vấn giữa các quốc gia có liên quan cần được tôn trọng.
Cuối cùng, ông nói rằng những nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN đã thực hiện để duy trì hòa bình và ổn định cần được tôn trọng. Ông cũng hạn chế vai trò của các quốc gia bên ngoài khu vực trong việc làm người "xây dựng".
Những nguyên tắc này được so sánh với những gì được đề cập trong sách trắng về phát triển hòa bình của Trung Quốc năm 2011. Cuốn sách cũng đưa ra chỉ dẫn để "gác lại những tranh chấp và tìm kiếm sự phát triển chung" như những hướng dẫn để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực hàng hải. 2 quy tắc đó cũng từng xuất hiện trong bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình vào năm 1984 và một bài phát biểu khác trong suốt chuyến thăm tiếp theo của ông tới Nhật Bản năm 1986. Kể từ đó, Thủ tướng Lý Bằng và Bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kỳ Tham, Đường Gia Triền, Lý Triệu tinh, Dương Khiết Trì và Vương Nghị đã tiếp tục nhấn mạnh nguyên tắc bệ đỡ này trong các bài phát biểu công khai của mình.
Tuy nhiên, đề nghị của Đặng Tiểu Bình quá trừu tượng để có thể tạo ra bất kỳ cuộc đàm phán có hiệu quả nào, đặc biệt là khi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) bị mất khả năng duy trì nguyên trạng trong khu vực. Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc gia nhập chế độ đa phương khác nhau liên quan đế hợp tác kinh tế, khảo sát kho học, phát triển chung và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình, chẳng hạn như Hiệp ước Thận thiện và Hợp tác Đông Nam Á, Hiệp ước Thăm dò Địa chấn Hải dương chung. Tuy nhiên, khả năng ngoại giao hòa hảo tại Biển Đông giảm đi nhanh chóng khi Trung Quốc giành giật lợi ích cốt lõi của mình tại Biển Đông vào cuối những năm 2000. Hơn nữa, sự tham gia của Trung Quốc trong nhiều cách thức quản lý khu vực tại Biển Đông khiến Bắc Kinh hướng tới việc giải quyết tranh chấp chính: phân định ranh giới biển dựa vào chủ quyền.
4 điểm cần tôn trọng được ông Vương Nghị đưa ra khẳng định những ưu tiên của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông và có thể hướng dẫn hiệu quả cho những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc. Kể từ khi DOC được ký kết năm 2002, sức mạnh ngoại giao của Trung Quốc đã phát triển và được thử nghiệm trong những nỗ lực khác nhau nhằm thay đổi hiện trạng khu vực. Bắc Kinh giờ đây có thể sử dụng 4 khía cạnh này trong các cuộc đàm phán song phương và đề xuất điều kiện tiên quyết cho sự tham gia của những nước bên ngoài khu vực.
Tất nhiên, 4 nguyên tắc này không mới và luôn được các nhà ngoại giao Trung Quốc nhắc đến thường xuyên hoặc thi thoảng trong những năm qua. Năm 2012, sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì ưu tiên đưa những nguyên tắc liên quan đến Biển Đông ra trước Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Diễn đàn khu vực ASEAN, ông Dương nói rằng "các nước liên quan nên bắt đầu giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của mình tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và trên cơ sở đó, tiến hành giải quyết vấn đề phân định biển tại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS".
Ông Vương cũng khẳng định "chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và vùng biển liền kề" trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 2/2014. Vì vậy, miễn là quần đảo Trường Sa và vùng biển liền kể được xem xét là lãnh thổ của Trung Quốc, Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận về vấn đề phân định biển tại Biển Đông theo UNCLOS.
Trung Quốc lập luận rõ ràng thông qua 4 nguyên tắc đó. Trước tiên, họ không hoàn toàn bỏ qua luật pháp quốc tế và tuân thủ theo UNCLOS như một ký kết hợp pháp. Thứ hai, nó cung cấp cho các quốc gia ven biển cơ hội để đàm phán về vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa cũng như vùng biển liền kề - những nơi mà Trung Quốc đã tự phân định chủ quyền cho mình. Trung Quốc tự tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" của mình với vùng biển này từ những năm 1980. Tuy nhiên, nguyên tắc "chủ quyền không thể tranh cãi" đã được phân đoạn và chỉ dẫn theo 4 nguyên tắc gần đây. Khả năng đàm phán giữa các quốc gia ven biển được tăng lên cũng như Trung Quốc tập trung sức mạnh ngoại giao của mình vào các mục tiêu ưu tiên./.
Theo vietnam.vn