Site banner

Đường lưỡi bò - Một yêu sách phi lý - Kỳ 25

Kỳ 25: CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ MỚI VỀ “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” Ở BIỂN ĐÔNG

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao – Đại học Quốc gia Hà Nội

Phi-líp-pin chính thức gửi Công hàm phản đối “đường lưỡi bò” ngày 05 tháng 4 năm 2011 và ngay sau đó, Trung Quốc cũng chính thức phản đối công hàm của Phi-líp-pin. Đáng chú ý là ở cả hai Công hàm này đã có những lời diễn giải khá mới mẻ so với những lần trước. Điều này sẽ châm ngoài cho một cuộc chiến pháp lý mới về “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Ngày 05 tháng 04 năm 2011, Phái đoàn Thường trực của Phi-líp-pin tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm về những vấn đề liên quan trong Công hàm số CML/17/2009 và CML/18/2009 ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Phái đoàn Thường trực Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tấm bản đồ đính kèm thể hiện “đường đứt khúc 9 đoạn” (“đường lưỡi bò”) ở Biển Đông. Phái đoàn Phi-líp-pin ý thức được rằng Công hàm của Trung Quốc gửi Liên hợp quốc để phản đối hồ sơ chung của Việt Nam và Ma-lai-xia và hồ sơ riêng của Việt Nam và Ma-lai-xia và hồ sơ riêng của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa. Tuy nhiên Phi-líp-pin không thể đồng tình với lời khẳng định trong các Công hàm nêu trên “đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và òng đất dưới đáy biển của chúng…” và được quốc tế biết đến rộng rãi”.

Ngày 14 tháng 4 năm 2011, Phái đoàn Thường trực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối 10  hàm số 000228 ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Phi-líp-pin. Trước đó ngày 10 tháng 4 năm 2011, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Công hàm của Phi-líp-pin là không thể chấp nhận.

Như vậy, một cuộc chiến pháp lý mới về “đường lưỡi bò” lại nổ ra giữa các nước có tranh chấp ở Biển Đông. Trước đó, ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Trung Quốc gửi Liên hợp quốc. Ngày 08 tháng 7 năm 2009, In-đô-nê-xia nước không có tranh chấp ở Biển Đông đã gửi Công hàm kết luận bản đồ “đường đứt khúc 9 đoạn” trong Công hàm ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Phái đoàn Thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc hoàn toàn không có căn cứ pháp lý quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

Công hàm của Phi-líp-pin                                                     

Thực tế “đường lưỡi bò” không chỉ bao lấy các đảo và vùng nước quần đảo Trường Sa mà đã chạy sát Palawan, chủ lên một phần vùng nước mà Manila cho rằng mình có chủ quyền. Tuy nhiên cũng cần phải biết rằng, so với Việt Nam và Trung Quốc, Phi-líp-pin nhảy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa muộn và yêu sách đưa ra dựa trên những cơ sở pháp lý không đủ mạnh. Năm 1951, Phi-líp-pin mới bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng ảnh hưởng ra quần đảo Trường Sa và bắt đầu xây dựng các lập luận như ủng hộ việc chiếm hữu tư nhân “đất tự do” của Thomas Cloma; quần đảo Trường Sa là “đất vô chủ” trừ đảo Trường Sa, Pháp tuyên bố chủ quyền trong Công báo năm 1938; do tính kế cận của khu vực này đối với quốc gia quần đảo Phi-líp-pin; do khu vực này tạo thành phần rìa lục địa cho quần đảo Phi-líp-pin; do khu vực này tạo thành phần rìa lục địa cho quần đảo Phi-líp-pin; lý do an ninh quốc phòng dẫn tới sự cần thiết chiếm đóng và kiểm soát thực sự của Phi-líp-pin… Tới năm 1978, bằng Sắc lệnh ranh N 1596 ngày 11 tháng 6 năm 1978 của Tổng thống, Phi-líp-pin tuyên bố ranh giới một vùng mới gọi là Kalayaan (“đất tự do” – viết tắt tên tiếng Anh là KIG), nằm bên ngoài giới hạn Hiệp ước lịch sử 1898, bao trùm hầu hết quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa. Tất nhiên yêu sách này của Phi-líp-pin đã bị các quốc gia liên quan phản đối. Các lập luận đất vô chủ, tính kế cận, yếu tố an ninh quốc phòng, hay sự kéo dài tự nhiên của rìa lục địa bên ngoài máng sâu Palawan đã lần lượt bị sự phát triển của luật quốc tế, luật biển quốc tế cũng như các bình luận phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế và thực tế đưa vào trạng thái “đèn đỏ”. Ngày 10 tháng 3 năm 2009, Tổng thống Arroyo đã ký Luật Cộng hòa RA 9522 xác định đường cơ sở mới của Phi-líp-pin và quản lý Trường Sa và bãi cạn Hoàng Nham theo “quy chế đảo”. Tháng 8 năm 2009, Phi-líp-pin phản đối hồ sơ chung Việt Nam và Ma-lai-xia và hồ sơ riêng của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa vì chúng có một phần chồng lấn lên yêu sách của Phi-líp-pin. Điều đáng nói ở đây là Phi-líp-pin đã không đáp ứng đề nghị tham gia hồ sơ chung Việt Nam – Ma-lai-xia trước đó.

Bộ Ngoại giao - UB Biên giới Quốc gia