Site banner

Tài liệu định hướng công tác tuyên huấn về Biển đảo - Kỳ 15

Kỳ 15: PHỤ LỤC IV

Nội dung Tài liệu lập trường Việt Nam gửi Liên hợp quốc ngày 22/8/2014 về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Việt Nam đã trình bày rõ lập trường của mình trong tài liệu kèm theo thư ngày 03/7/2014 của Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (A/68/943). Việt Nam bác bỏ ý kiến của phía Trung Quốc nêu trong tài liệu kèm theo thư ngày 24/7/2014 của Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc (A/68/956) đề cập đến hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, và xin nhấn mạnh một số điều sau:

  1. Hành động của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 từ ngày 02/5/2014 đến ngày 15/7/2014 đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định từ bờ biển của Việt nam theo các quy định có liên quan của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Cho dù có áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào trong phân định và cho dù có viện dẫn đến lý do gì thì khu vực giàn khoan Trung Quốc hoạt động cũng không bao giờ thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Trung Quốc.
  2. Đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải mà Trung Quốc công bố xung quanh Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) của Việt Nam đã không tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 mà Trung Quốc là thành viên. Chính vì vậy, đường cơ sở này của Trung Quốc đã không những bị Việt Nam mà cả các quốc gia khác phản đối. Lập trường của Việt Nam đã được trình bày rõ trong Công hàm ngày 06/6/1996 gửi Liên hợp quốc.
  3. Một đường cơ sở trái với luật pháp quốc tế không thể là cơ sở để yêu sách vùng biển nhằm biện minh một cách khiên cưỡng cho việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

PHỤ LỤC V

Nội dung Tài liệu lập trường Việt Nam gửi Liên hợp quốc ngày 22/8/2014 về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Lập trường của Việt Nam liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa đã được khẳng định rõ trong tài liệu gửi kèm theo thư ngày 03/7/2014 của Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (A/68/942). Quan điểm của Trung Quốc được nêu trong tài liệu kèm theo thư ngày 24/4/2014 của Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc (A/68/956) là hoàn toàn không có cơ sở lịch sử và pháp lý. Việt Nam bác bỏ quan điểm đó và nhấn mạnh một số điểm sau:

  1. Quần đảo Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay. Từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập chủ quyền của mình đối với quần đảo này thông qua các hành vi quản lý hữu hiệu phù hợp với những yêu cầu của luật pháp quốc tế thời kỳ đó. Trước thế kỷ 20, Trung Quốc đã không phản đối với quần đảo Hoàng Sa.
  2. Luận cứ của Trung Quốc cho rằng nước này đã thực thi quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa từ thời Bắc Tống là trái ngược với sự thật lịch sử. Các biên niên sử chính thức của triều đại nhà Tống đã bác bỏ luận cứ này. Địa lý chí trong Tống Sử đã cho thấy rõ đểm cực nam của Trung Quốc đời nhà Tống là Quỳnh Nhai (tên gọi cổ của đảo Hải Nam). Trên nhiều bản đồ được vẽ vào thời kỳ này (ví dụ bản đồ “Cửu Vực Thú lệnh đồ” năm 1121 được tìm thấy năm 1960 tại tỉnh Tứ Xuyên) cũng cho thấy Quỳnh Nhai (Hải Nam) là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Các bản đồ của Trung Quốc cho đến nửa thế kỷ 20 cũng cho thấy điều tương tự.
  3. Trong thời kỳ thực dân, Pháp đã thay mặt Việt Nam thực thi chủ quyền một cách hữu hiệu đối với quần đảo Hoàng Sa. Pháp chưa bao giờ “công nhận” hay “thừa nhận” yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Các tài liệu thời kỳ thực dân được trích dẫn trong tài liệu của Trung Quốc chỉ là các trao đổi nội bộ giữa các cơ quan của Pháp và những ý kiến này chưa bao giờ trở thành quan điểm chính thức được thông báo cho Trung Quốc chỉ là các trao đổi nội bộ giữa các cơ quan của Pháp và những ý kiến này chưa bao giờ trở thành quan điểm chính thức được thông báo cho Trung Quốc. Hơn nữa, Pháp đã chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa và sáp nhập về mặt hành chính vào tỉnh Thừa Thiên năm 1938.

Các trao đổi công hàm ngoại giao giữa Pháp và Trung Quốc trong những năm 1930 đã cho thấy rõ ngay từ thời điểm đó giữa hai nước đã có sự bất đồng quan điểm về luật pháp và thực tế, sự khác biệt quan điểm về luật pháp và thực tế, sự khác biệt quan điểm pháp lý về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Pháp đã hai lần (1937 và 1947) đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp này tại cơ quan tài phán quốc tế, nhưng Trung Quốc đã từ chối.

  1. Tuyên bố Cai-rô năm 1943, Tuyên cáo Pốt-đam 1945 và Văn kiện đầu hàng của Nhật Bản 1945 không đề cập đến vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa (cũng như không đề cập đến chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa). Do đó, việc Trung Quốc cho rằng chủ quyền đối với quần đảo này được “trả lại” cho Trung Quốc trong bối cảnh kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2 là hoàn toàn không có cơ sở.

Ngược lại, tại Hội nghị hòa bình San Phờ-răng-xít-cô năm 1951 bàn về việc ký kết Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, các quốc gia tham dự Hội nghị này đã bác bỏ một cách rõ ràng đề xuất về việc quy thuộc quần đảo Hoàng Sa (cũng như quần đảo Trường Sa) cho Trung Quốc. Việc này cho thấy một cách rõ ràng rằng cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với hai quần đảo này. Sự bác bỏ rõ ràng này lại hoàn toàn đối lập với việc tại Hội nghị San Phờ-răng-xít-cô đã không có bất kỳ sự phản đối nào đối với tuyên bố của Thủ tướng Quốc gia Việt Nam ngày 7 tháng 9 năm 1951 khẳng định các quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

  1. Trong những năm Việt Nam bị chia cắt, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam đường giới tuyến, thuộc thẩm quyền duy nhất của Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa, trong thời kỳ này, đã thực thi một cách hữu hiệu chủ quyền của mình và thực hiện nhiều hành vi quản lý đối với lãnh thổ này. Nội dung phát biểu của đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đề cập trong Trong hàm của Trung Quốc – cho dù có được diễn giải như thế nào đi chăng nữa – cũng không có hệ quả pháp lý, vì hai quần đảo này không thuộc thẩm quyền lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  2. Hành động quân sự của Trung Quốc tháng 01 năm 1974 chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực không thể được biện minh là việc thực thi quyền tự vệ chính đáng. Khi đó Việt Nam Cộng hòa đang chiếm hữu một cách hòa bình quần đảo này và đã bị quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh bật ra khỏi quần đảo bằng vũ lực. Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa không thể làm thay đổi tính chất bất hợp pháp của việc sử dụng vũ lực, đi ngược lại nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
  1. Phủ nhận sự tồn tại tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa là phủ nhận một sự thực hiển nhiên. Sự tồn tại tranh chấp này đã được chính Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình công nhận một cách rõ ràng vào năm 1975. Điều này đã được ghi lại trong Bị Vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 1988.
  2. Trong khi Trung Quốc phủ nhận một cách thiếu thiện chí có tồn tại tranh chấp về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì Việt Nam, trung thành với nguyên tắc giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp quốc tế, vẫn mong Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp quốc tế, vẫn mong Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp này, không phải bằng những tuyên bố mang tính áp đặt hoặc bằng các hành vi mang tính đe dọa, mà thông qua các biện pháp hòa bình. Đây chính là nguyên tắc đã được Trung Quốc, cũng như các thành viên khác của Liên hợp quốc, chấp nhận.
Bộ Ngoại giao - UB Biên giới Quốc gia