Site banner

Đường lưỡi bò - Một yêu sách phi lý - Kỳ 6

Kỳ 6: Tính không thể phản đối của bản đồ đối với các quốc gia khác trong khu vực

  1. Tiêu chuẩn áp dụng

Ngay cả nếu chấp nhận rằng “đường chín đoạn” là một sự minh họa sai lầm của thực tế, điều đó không có nghĩa rằng bản đồ đó có thể bị bỏ sang một bên ngay tức thì. Điểm này được làm sáng tỏ trong vụ Beagle Channet:

“(…) tầm quan trọng của bản đồ có lẽ không nằm trong chính bản đồ đó, cái mà về mặt lý thuyết thậm chí không chính xác, mà chính là quan điểm được làm rõ – hay hành động liên quan đến bản đồ được thực hiện bởi bên liên quan hay các đại diện chính thức của bên đó”.

Các thẩm phán trong vụ Đền Preah Vihear đã có một cách tiếp cận rõ rệt hơn, cho thấy một hiệu cảnh báo rõ ràng liên quan đến những hậu quả tiềm tàng của vấn đề thiếu thận trọng trong việc đưa ra các yêu cầu có liên quan đến bản đồ:

“(…) Rõ ràng các trường hợp như vậy gây ra một phản ứng nào đó, trong một khoảng thời gian hợp lý, về phía các quan chức Chiềng Mai, nếu các quan chức đó muốn phản đối bản đồ hay bất kỳ vấn đề nào nghiêm trọng liên quan đến bản đồ đó. Những quan chức đó đã không làm như vậy, hoặc lúc đó hoặc trong rất nhiều năm sau, và do đó phải được xem là đã công nhận. Sự im lặng không lên tiếng phản đối đồng nghĩa với việc thừa nhận (nguyên tắc Qui tacet consentire videtur si loqui debuisset ac potuisset).”

Một trường hợp về sự liên quan giữa các bản đồ và sự công nhận được nêu ra gần đây bởi Ủy ban Biên giới giữa Eritrea và Ethiopia:

“Một bản đồ trong trường hợp này có lẽ ít có giá trị pháp lý: nhưng nếu bản đồ đó ở một khía cạnh nào đó có thể chấp nhận được, xét về khía cạnh cơ sở chủ yếu cho hành vi thừa nhận, thì điều đó có lẽ lại có giá trị pháp lý lớn”.

Dĩ nhiên, cấu trúc sự kiện của các vụ việc được đề cập ở trên hoàn toàn khác so với những gì mà chúng ta đang phải đối mặt, điều gây ra tranh cãi là liệu các tiền lệ đó có nên được áp dụng ở đây. Trong trường hợp này, chúng ta đang thảo luận về một đường ranh giới biển quá tham vọng, mà việc tạo ra đường này, theo lời của ICJ, là vấn đề nghiêm trọng và không dễ gì đạt được sự chấp nhận”. Hơn nữa, như Strupp nhận xét:

“Trong suốt ba thập kỷ từ những năm 30 đến 60, yêu sách “đường chữ U” lạ lùng này quá đỗi bất thường và xa rời thực tế đến nỗi mà không thể nhận thức rằng theo cách thức về “sự mặc nhận đối với các yêu sách về bản đồ”, một sự thừa nhận (ngầm) của cộng đồng quốc tế với những tham vọng “cực kỳ bất thường” này, bằng việc áp dụng nguyên tắc qui tacet consentire videtur si loqui debuisset hay những nguyên tắc khác, lại có thể được đưa ra xem xét một cách nghiệm chỉnh”.

Trong trường hợp yêu sách hoàn toàn vô lý như trường hợp ở Biển Đông, “đường chữ U” rõ ràng không có chút cơ sở nào về khía cạnh ‘thừa nhận’ đối với vấn đề mang tính nhạy cảm cao liên quan đến các quốc gia có yêu sách bản đồ đối nghịch với nó như vậy”.

  1. Blum nhấn mạnh:

“Những trường hợp phản đối yêu sách bản đồ gần đây dường như chỉ ra rằng trên thực tế các quốc gia văn minh xuất bản”, trái ngược với những gì mà Anh đưa ra trong khi tranh luận trước Tòa trong vụ Alaskan Boundary Dispute. Nói chung, có vẻ như các quốc gia sẽ phải luôn ý thức được về các hoạt động lập pháp trong nước của mỗi một quốc gia và các hành động khác được thực hiện dưới thẩm quyền của các quốc gia đó, và rằng viện cớ về sự không hay biết sẽ chỉ được chấp nhận trong các trường hợp đặc biệt. Các quốc gia mong muốn bảo lưu các quyền của mình do đó nên ý thức vì lợi ích của mình các hành động chính thức của các quốc gia khác và có phản đối các hành động đó – thông qua các biện pháp hợp tác được luật quốc tế ghi nhận – nếu các quốc gia đó thấy rằng quyền lợi của mình bị ảnh hưởng, hoặc có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những hành động đó”.

  1. Phản đối/thiếu sự công nhận

Giả sử những nguy cơ của việc ngầm công nhận đang lớn dần, các quốc gia ven biển phải chứng minh đã được thể hiện sự không đồng tình với chính sách “đường chữ U” của Trung Quốc và các lập luận của quốc gia này. Một vài học giả Trung Quốc đã cho rằng cộng đồng quốc tế đã không lên tiếng phản đối để ngăn chặn sự củng cố các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông:

“Lúc tuyên bố về “đường chín đoạn”, cộng đồng quốc tế không hề thể hiện sự phản đối. Không một quốc gia lân cận nào bày tỏ phản đối ngoại giao. Sự im lặng này đối với một tuyên bố công khai có thể coi như tạo nên sự công nhận, và có thể nhấn mạnh rằng đường đứt đoạn đã được công nhận trong một nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một vài quốc gia Đông Nam Á liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mới thắc mắc về quy chế pháp lý của đường chín đoạn”.

Zhao Guocai cho rằng: “Kể từ khi tuyên bố về đường chín đoạn, cộng đồng quốc tế vào thời điểm đó không hề đưa ra bất kỳ sự phản đối nào. Các quốc gia lân cận cũng không có phản đối ngoại giao nào về đường chín đoạn. Những yếu tố này cấu thành nên sự công nhận”.

Lấy Việt Nam là một ví dụ, chúng ta có thể quan sát được rằng những tuyên bố này là không thuyết phục. Minh họa cho điểm này đó là Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc bằng việc tuyên bố rằng Việt Nam sẽ “không công nhận bất kỳ quyền nào gọi là “lợi ích lịch sử”, điều không hề phù hợp với luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở các khu vực biển và thềm lục địa của mình ở Biển Đông”. Gần đây hơn, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra tuyên bố sau để phản ứng với Công hàm năm 2009 của Trung Quốc:

“Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với các quần đảo này. Yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông như được minh họa trên bản đồ đính kèm với các Công hàm CLM/17/2009 và CLM/18/2009 không hề có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tế, do đó vô hiệu”.

Hành động đó tuân thủ với các tiêu chí của luật pháp quốc tế cần thiết để tạo nên các hành động phản đối có hiệu lực pháp lý, do đó “đường chữ U” không thể được sử dụng chống lại các quốc gia phản đối. Tiêu chuẩn về mặt thời gian cũng đã được đáp ứng vì các ví dụ nêu trên được thực hiện nhanh chóng ngay sau các hành động của Trung Quốc mà các quốc gia phản đối. Yêu cầu về mục đích rõ ràng cũng được đáp ứng vì các tuyên bố của Việt Nam rõ ràng nhằm mục đích ngăn chặn việc có hiệu lực các hành vi pháp lý mới của Trung Quốc. Có một tiêu chuẩn khác cũng tồn tại, đó là phản đối phải nhất quán và liên tục. Tuy nhiên, liên quan đến Trung Quốc, có vẻ như không dễ dàng để áp dụng tiêu chí này trong bối cảnh lập trường mập mờ liên quan đến bản đồ và những gì mà bản đồ đó muốn thể hiện. Nói tóm lại, các quốc gia chỉ có thể phản đối một khi quốc gia kia đã nêu yêu sách chính thức và rõ ràng. Chúng ta đã bàn chi tiết về đặc điểm mập mờ của “đường chính đoạn” và tác động từ ý định mập mờ của phía Trung Quốc. Do đó, chỉ có thể phản đối yêu sách “đường chữ U” rõ ràng và dễ hiểu của Trung Quốc chỉ trong trường hợp hiếm hoi rằng Trung Quốc có đưa ra các yêu sách như vậy (ví dụ công hàm năm 2009 của PRC gửi cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc).

Kết luận

Trong bài viết ngắn này, chúng tôi đã nổ lực để vạch ra một số đặc điểm không rõ ràng xung quanh đường đứt đoạn trên bản đồ Biển Đông của Trung Quốc. Phân tích của chúng tôi đã giúp đưa ra kết luận rằng về khía cạnh luật pháp quốc tế, “đường chữ U” thiếu một cơ sở chắc chắn, và do đó gây ra các vấn đề nếu đó được xem là một phần trong chính sách chính thức của PRC cũng như ROC. Việc khăng khăng kiên trì yêu sách đường chín đoạn cũng không phù hợp với cơ chế quản lý hiện hành, bao gồm các hội thảo, các biện pháp xây dựng lòng tin và hợp tác cùng phát triển. Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia yêu sách nên bỏ qua các yêu sách bản đồ đơn phương và tập trung vào các hoạt động mang lại lợi ích chung liên quan đến Biển Đông.

Bộ Ngoại giao - UB Biên giới Quốc gia