Site banner

Bình Đại: Ngành khai thác thác thủy sản phát triển trở lại

Trải qua nhiều biến động về tình hình khai thác thủy sản trong những năm trước, năm 2016, tình hình khai thác thủy sản tương đối ổn định, ngư dân đầu tư nâng cấp, cải tiến ngư cụ, trang thiết bị đánh bắt, đa số các tàu ra khơi đánh bắt đạt sản lượng lớn, nhất là mực khô có số lượng nhiều, giá trị cao nên lợi nhuận cao. Dịch vụ hậu cần trên biển phát triển khá tốt, chất lượng sản phẩm khai thác nâng lên, góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả đánh bắt.

Nằm trong chuỗi phát triển khai thác thủy sản,huyện đầu tư phát triển theo hướng đánh bắt xa bờ, thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới và cải hoán nâng công suất các đoàn tàu để bám biển lâu dài. Theo đó, năm qua, huyện tiếp tục tăng cường thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP, năm qua, toàn huyện có 22 tàu dịch vụ hậu cần và 597 tàu khai thác hải sản trình cấp trên phê duyện để được hỗ trợ bảo hiểm; Hỗ trợ chí phí vận chuyển hàng hóa tàu dịch vụ hậu cần khai thác thủy hải sản xa bờ với số tiền hỗ trợ 4,24 tỷ đồng/10 chủ tàu. Hỗ trợ 9 ngư dân vay vốn đóng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó tàu vỏ gỗ có 6 chủ đầu tư đã nghiệm thu và đưa vào hoạt động 4 tàu, 1 tàu hạ thủy và 1 tàu đang thi công, vỏ thép có 3 chủ đầu tư, 1 tàu đã hạ thủy và đi vào hoạt động, 2 tàu đang làm thủ tục.

Gắn việc khai thác với công tác phòng tránh thiên tai, bảo đảm quốc phòng an ninh và hỗ trợ của các ngư dân trong thời gian đánh bắt trên biển.Đến tháng 3/2017, huyện đã thành lập và củng cố 38 tổ, đội khai thác thủy sản ở xã Bình Thắng và Thị Trấn, có175 tàu tham gia với 501 phương tiện, 3 nghiệp đoàn nghề cá ở 3 xãbiển: Bình Thắng, Thừa Đức và Thới Thuận và 1 nghiệp đoàn bốc xếp ở Cảng cá Bình Đại với tổng số trên 400 lao động tham gia.

Nghề đóng tàu đánh bắt xa bờ phát triển giúp cho ngư dân cải hoán, nâng cấp và đóng mới tàu có công suất lớn để nâng cao công suất và hiệu quả khai thác.Trong năm 2016, huyện đã đóng mới 101 chiếc tàu,thay máy 94 chiếcàu sữa vỏ 7 chiếc, nâng số lượng tàu khai thác trên địa bàn huyện đã được đăng ký, đăng kiểm đến nay là 1.211 chiếc/608.254CV, trong đó đánh bắt xa bờ có 611 chiếc với công suất trên 587.000CV.

Nhìn chung, trong những tháng đầu năm 2016, các tàu ra khơi có lãi nhưng không cao. Riêng những tháng giữa năm 2016 đến nay, các tàu ra khơi đều có lãi khá cao, cụ thể, tàu có lãi cao chiếm khoảng 30%, tàu có lãi khá chiếm khoảng 50%, tàu có lãi thấp chiếm khoảng 15%, tàu có lãi ít hoặc thua lỗ khoảng 5%. Tổng sản lượng khai thác trong năm ước đạt 94.000 tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ, đạt 138,2% so với kế hoạch. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2017, hoạt động khai thác thủy sản tiếp tục phát triển, sản lượng khai thác trong 3 tháng đầu năm ước đạt 12 ngàn tấn, giá cả thủy sản ổn định, đa số ngư dân đều có lãi.

Đặc biệt, huyện Bình Đại phối hợp với ngành chức năng tỉnh tổ chức triển khai các nghị định, chỉ thị, quyết định và một số văn bản liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản, đặc biệt là quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn tình Bến Tre. Qua tuyên truyền, giáo dục đã nâng cao nhận thức về chủ quyền vùng biển và những quy định của pháp luật  nên thời gian qua, không có trường hợp tàu cá trên địa bàn huyện bị nước ngoài bắt giữ.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Tuy ngành khai thác thủy sản của huyện Bình Đại trong thời gian gần đây có chiều hướng tăng trưởng khá, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, việc quản lý thuyền viên tàu cá vẫn chưa có giải pháp phù hợp, việc bốc dỡ sản phẩm từ tàu đôi lúc còn chậm do lượng tàu về nhiều, cảng cá quá tải, một số tàu có lúc xảy ra tranh chấp, chi phí đầu vào đối với nghề khai thác như: nhiên liệu, ngư lưới cụ, lương thực, thực phẩm…thường xuyên biến động giá, làm chi phí cho mỗi chuyến biển tăng theo ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của ngư dân. Ngư dân làm nghề khai thác đánh bắt chủ yếu là nghề lưới kéo truyền thống nên không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định 67/2014 /NĐ-CP. Mức liên kết các thành viên trong các tổ hợp tác chưa thể hiện rõ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực khai thác chưa nhiều, chưa kích thích được ngư dân.

Năm 2017, huyện tiếp tục tuyên truyền các văn bản của Chính phủ về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển Việt Nam, quản lý hoạt động thủy sản tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam; về hợp đồng lao động giữa chủ tàu và thuyền viên, xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực thủy sản…Phối hợp với Đồn biên phòng Cửa Đại tăng cường công tác quản lý, kiểm soát ngư dân hoạt động trên các vùng biển, đảm bảo công tác kêu gọi tàu thuyền phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an ninh, quốc phòng, tránh rủi ro xảy ra cho các hoạt động trên biển.

Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện nghiêm chủ trương của UBND tỉnh về tạm ngưng đóng mới tàu cá làm nghề lưới kéo. Tiếp tục thực hiện công tác vận động thành lập mới và củng cố hoạt động các tổ đội hợp tác khai thác thủy sản. Tác động đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án mở rộng cảng cá Bình Đại. Nâng chất lượng hoạt động của 2 làng nghề ở xã Bình Thắng và các hoạt động dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá, hoạt động 3 nghiệp đoàn nghề cá ở 3 xã biển và nghiệp đoàn bốc xếp ở cảng cá Bình Đại. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như: về đóng mới tàu dịch vụ hậu cần, hỗ trợ chi phí chuyến biển, hỗ trợ bảo hiểm cho tàu và thuyền viên hoạt động trên tàu.

Tuyết Mai