Site banner

Bình Đại: Chạy thận 12 năm, nhưng vẫn gắn bó với nghề dạy trẻ của cô giáo Hòa, xã Thạnh Phước

Chạy thận hơn 12 năm, tưởng chừng đã đứt gánh sự nghiệp giáo dục nhưng với nghị lực phi thường, lòng yêu nghề vô bờ bến, cô giáo Nguyễn Thị Hòa, SN 1974, trường mầm non Vành Khuyên, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại vẫn bám trụ với nghề gõ đầu trẻ với ý chí quyết tâm khi nào sức tàn lực kiệt mới thôi đến lớp nữa.

Cô giáo Hòa đang chăm sóc, dạy dỗ các em tại trường mẫu giáo Vành Khuyên

Cô giáo Nguyễn Thị Hòa, quê gốc tại xã Lộc Thuận chia sẽ: Nghề dạy học là nghề mà cô yêu thích từ khi còn rất nhỏ, đến khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp, nghề nhà giáo trỗi dậy hơn bao giờ hết, cộng thêm định hướng của 3 người chị gái đều vào sự phạm, cô Hòa quyết tâm theo đuổi ước mơ làm cô giáo dạy trẻ mầm non. Sau khi ra trường năm 1995, cô tự nguyện xin về công tác tại xã vùng sâu Thạnh Phước và lập gia đình tại đây, cho đến nay, quê hương Thạnh Phước trở thành quê hương thứ 2 của cô giáo Hòa. Tưởng chừng ước mơ ngày càng cháy bổng đối với cô giáo trẻ, say sưa, năng động, cống hiến cho sự nghiệp cao quý của nghề giáo. Nhưng mọi ước mơ bay mất khi cô Hòa phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo vào năm 2005, bệnh suy thận mãn tính.

Theo dự đóan của Bác sĩ, cô Hòa chỉ sống khoảng chừng 3 đến 5 năm sau khi phát bệnh, người thân, đồng nghiệp của cô đều vận động cô nên nghỉ ngơi, dưỡng sức. Vậy là sự nghiệp nhà giáo của cô tưởng chừng như phải ngừng lại, nhưng với tinh thần lạc quan, yêu nghề, một lần nữa cô Hòa vẫn tiếp tục bám trụ với nghề dạy trẻ mầm non. Cô ý thức về sức khỏe của mình và công tác nên cô Hòa luôn cân bằng trong công việc lẫn sức khỏe của mình. Cô Lê Thị Uyên Uyên – hiệu trưởng trường mầm non Vành Khuyên cho biết: “Mặc dầu mang trong mình bệnh mãn tính, hàng ngày phải chạy nước vào thận đúng 4 lần nhưng với sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp, gia đình, cô vẫn tiếp tục công tác và tham gia vào các phong trào thi đua cũa trường. Điều đáng quý ở cô, tuy sức khỏe không tốt, nhưng cô vẫn lạc quan, yêu trẻ, yêu đời và có tinh thần kỷ luật tại trường rất cao. Tại trường, cô chấp hành nghiêm quy định, quy chế của nhà trường, làm việc rất đúng giờ, đúng trách nhiệm của bản thân”.

 Chia sẽ về cuộc sống, sự nghiệp của mình, cô Hòa cho biết: “Khi biết mình mang căn bệnh hiểm nghèo, sự sống không còn nhiều nhưng mình vẫn nghĩ lạc quan, rằng cuộc sống không ai sắp đặt số phận của mình, vì vậy, mọi chuyện cứ cho qua. Còn về nghề nhà giáo là ước mơ, là niềm sống, đồng thời, bản thân rất yêu trẻ, nếu ngay nào không đến lớp không thấy nụ cười các em là thiếu vắng một thứ gì lớn lắm. Cộng thêm đó là tình đồng nghiệp, sự hỗ trợ tích cực của Ban Giám hiệu, của các chị em đồng nghiệp nên cô vẫn bám trụ với cuộc sống, với nghề giáo cho đến hôm nay”.

Lúc sinh thời Bác dạy: “…Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không có trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh…”. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, người làm thầy giáo phải luôn là tấm gương không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để làm tấm gương sáng cho học trò noi theo, để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới trên mọi phương diện. Hưởng ứng theo lời dạy của Bác, bao năm qua, Cô giáo Hòa đã không ngừng học tập và làm theo lời dạy của Bác, vẫn nổ lực không ngừng nghĩ, không dầu hàng số phận, vươn lên trong cuộc sống lẫn trong công tác. Hàng năm cô đều đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường.

Nghề giáo là nghề cao quý, mỗi người thầy, người cô là một hình ảnh đẹp trên con đường giáo dục các mầm non tương lai. Cô Hòa là một điển hình tiên tiến cho sự chiến đấu với bệnh tật, để tiếp tục vẽ nên ước mơ cống hiến tri thức, sự chăm sóc, dạy dỗ dành cho các thế hệ măng non. Chính bản thân cô Hòa cũng đã truyền những kiến thức đầu đời cho các em bằng chính sự kiên trì, nỗ lực, vươn lên của chính bản thân mình./.

Tuyết Mai