Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể hiện và chứng minh rõ ràng qua các châu bản triều Nguyễn còn lưu lại đến nay.
NGÀY 12 tháng 2 năm MINH MỆNH thứ 17 (1836)
Xuất xứ: Bộ Công
Nơi lưu trữ: Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia
Dịch nghĩa
Ngày 12 tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 17 (1836)
Bộ Công phúc trình: Nay tiếp nhận công văn của Nội các vâng mệnh giao cho Bộ thần [trong đó] có Châu phê: Các thuyền được phái đi Hoàng Sa, mỗi thuyền mang 10 cọc gỗ [mỗi cọc dài 4 đến 5 thước, dầy 1 tấc]1 khắc sâu dòng chữ t Minh Mệnh thập thất niên. Năm Bính Thân, các viên Cai đội thủy quân vâng mệnh đi Hoàng Sa khảo sát, đến đó thì cắm mốc đánh dấu. Hãy tuân mệnh.
Lần này, viên Chánh đội trưởng Thủy quân được cử đến Hoàng Sa là Phạm Hữu Nhật, giờ Mão hôm trước đã đi thuyền từ cửa Thuận An đến tỉnh [Quảng] Ngãi. Bộ thần xin chuẩn bị gấp số cọc gỗ theo số lượng, gửi tư khẩn cho tỉnh Quảng Ngãi, chuyển ngay (số cọc gỗ ấy] cho viên này.
Vậy xin phúc trình.
Chú thích
1 - Trong văn bản có dòng chữ do nhà vua Minh Mệnh viết quy định độ dài, độ rộng, độ dày bên cạnh chữ mộc bài và dòng chữ: mỗ thuyển đáo hà xứ tức thụ mộc vi chí (thuyền nào đến chỗ nào lập tức dựng cọc làm mốc).
Nguồn: vietnam.vn