Ngày 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quân chủng Hải quân triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu biển đảo.
Tàu HQ 561 sẵn sàng xuất phát. Ảnh: Quangnam.gov.vn
Dự triển lãm có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, đồng chí Nguyễn Ngọc Tương, Chuẩn Đô đốc – Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân cùng các chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa, 181 cán bộ ngành Thông tin Truyền thông, ban Tuyên giáo, Viện Khoa học hàn lâm.
Triển lãm đã trưng bày giới thiệu những tư liệu lịch sử quý gồm bản đồ thư tịch, văn bản cổ và các châu bản qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đây là những bằng chứng, căn cứ pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ tư liệu về chủ quyền của Việt Nam ở trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hết sức phong phú và đa dạng nguồn tư liệu, tập trung đầy đủ, nhất là những bằng chứng về bản đồ châu bản và các văn bản qua các triều đại phong kiến Việt Nam, các bộ chính sử, địa lý, lịch sử, các công văn giấy tờ và những ghi chép khách quan của các quan chức, viên chức học giả từ Thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, trong đó có 19 châu bản của triều nguyễn liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa, đáng chú ý là châu bản, phúc tấn của Bộ Công.
Ngày 12/2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi rõ việc cử thủy quân với sự hỗ trợ của dân binh, dân phu đi cắm mốc chủ quyền với chi tiết về độ dài rộng, độ dày của mốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà trước đó chưa có quốc gia nào trên thế giới đến (chỉ có hoàng đế Minh Mạng của Việt Nam đặt mốc chủ quyền trên 2 quần đảo này).
Về tư liệu của Trung Quốc tập trung triển lãm giới thiệu 1 số bản đồ khẳng định danh giới cực nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam và 1 số tư liệu xác định những quần đảo giữa biển Đông không thuộc về chủ quyền của Trung Quốc mà thuộc về chủ quyền cai quản của An Nam. Về bản đồ và thư tịch của phương Tây có đến vài trăm bản xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có 120 bản đồ triều đình nhà Nguyễn ban hành, 5 bản Hán Nôm từ Gia Long thứ 2 (1803) đến Minh Mạng thứ 17, 15 bản hành chính thuộc Pháp và Việt Nam cộng hòa nói về thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng nhiều nguồn tư liệu quý của Việt Nam và phương Tây là những bằng chứng lịch, là căn cứ pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Tàu HQ 561 rời Quân cảng Cam Ranh đi tổ chức triển lãm ơ Trường Sa. Ảnh: Quangnam.gov.vn
Phát biểu tại triển lãm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đề cao số lượng bản đồ, thư tịch trưng bày tại triển lãm, đồng thời nhấn mạnh những tư liệu quan trọng có tính pháp lý cao khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa luôn là của Việt Nam. Qua đó đồng chí cũng cho biết qua bằng chứng lịch sử tư liệu quý giá này làm cho Thế giới cũng như nhân dân Trung Quốc nhận thức đầy đủ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Đồng chí Thứ trưởng cũng đề nghị đảo Trường Sa sau khi triển lãm kết thúc sẽ tiếp nhận toàn bộ số lượng bản đồ, tư liệu mà bộ Thông tin và Truyền thông đã trao tặng, lưu trữ, phục vụ cho công tác nghiên cứu và thường xuyên tổ chức, giới thiệu đến với nhân dân, kiều bào nước ngoài, du khách quốc tế, các nhà nghiên cứu khoa học đến thăm và làm việc trên đảo.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông còn khai trương điểm bưu điện văn hóa, tặng thiết bị, nghe nhìn viễn thông như thẻ điện thoại Viettel 3G, phim, đầu thu kỹ thuật số VTC... cho cán bộ chiến sỹ trên đảo./.
(Công Đảo)
Nguồn: vietnam.vn