Site banner

Đường lưỡi bò - Một yêu sách phi lý - Kỳ 9

KỲ 9: Những yêu sách quyền tài phán không rõ ràng của Trung Quốc

Tất cả các quốc gia có đường bờ biển giáp với Biển Đông đều tuyên bố chủ quyền đối với một thềm lục địa và một vùng đặc quyền kinh tế, tuy nhiên rất hiếm có một phân định ranh giới thực tế nào giữa những khu vực ven biển được thực hiện. Tuyên bố về “đường chín đoạn” của Trung Quốc đặc biệt cho thấy một vấn đề lớn về giải quyết những tranh chấp này bởi vì ngoài việc dựa vào đường kẻ này như là một cơ sở khẳng định chủ quyền, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cũng đề cập đến nó như là cơ sở cho yêu sách quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông. Như đã nói ở trên, một số học giả và quan chức Trung Quốc khẳng định rằng khái niệm về quyền lịch sử (như là một thay thế cho yêu sách của Trung Quốc với các vùng biển lịch sử trên Biển Đông) được áp dụng như một cơ sở cho việc kiểm soát quyền tài phán của Trung Quốc đối với không gian biển trong giới hạn đường kẻ gồm chín vạch đó. Khái niệm về vùng biển lịch sử chỉ được đề cập vắn tắt nhất trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển nhưng vẫn tồn tại trong luật tập quán quốc tế liên quan đến các vịnh. Nó cho phép các quốc gia ven biển tuyên bố thẩm quyền mở rộng đối với không gian biển hoặc hải đảo khi tuyên bố của các quốc gia ven biển là công khai và có từ lâu đời, có tính độc quyền, và được chấp nhận rộng rãi bởi các quốc gia khác.

Tuyên bố quyền lịch sử về quyền hạn trên vùng biển ở Biển Đông của Trung Quốc làm suy yếu nghiêm trọng bởi những tuyên bố tương tự, chồng chéo từ phía Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xia, Bru-nây và In-đô-nê-xia, chưa kể đến tuyên bố song song mà Đài Loan, thực hiện riêng rẽ. Điều này chứng tỏ rằng dù những tuyên bố về thẩm quyền Biển Đông có thể có từ lâu đời như thế nào, rõ ràng chúng không phải là độc quyền hoặc được chấp nhận rộng rãi bởi các quốc gia khác. Tuy nhiên, luật pháp Trung Quốc khẳng định các quyền lịch sử như là cơ sở của quyền tài phán trên Biển Đông. Luật Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1998 tuyên bố một vùng đặc quyền kinh tế xuất phát ra từ tất cả các lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm tất cả các lãnh thổ liên quan của Trung Quốc được xác định trong Luật Lãnh hải năm 1992, trong đó, như đã nói ở trên, cụ thể bao gồm từng nhóm đảo trong Biển Đông. Như vậy, kết hợp lại, trong hai điều luật này, Trung Quốc khẳng định một khu đặc quyền kinh tế và do đó kiểm soát thẩm quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông trong “đường chữ U”.

Ngoài sự mơ hồ và thiếu tính cụ thể, còn nhiều vấn đề trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quyền tài phán ở Biển Đông. Ví dụ, chỉ một số ít các đảo trên Biển Đông đủ điều kiện có lãnh hải mười hai hải lý theo tiêu chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển. Một điểm yếu khác trong yêu sách của Trung Quốc về thẩm quyền trên Biển Đông dựa trên sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các bãi đá và cồn cát là Trung Quốc đã phản đối những tuyên bố tương tự của Nhật bản về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xung quanh đảo Okinotorishima, một đảo san hô nhỏ ở Thái Bình Dương khoảng 1.050 hải lý về phía Nam Tokyo. Luật quốc tế ngăn chặn việc một quốc gia tuyên bố các quyền hợp pháp nếu nước đó phản đối các tuyên bố tương tự của các quốc gia khác. Như vậy, cả các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển lẫn quyền lịch sử đều không phải là nguồn pháp lý đặc biệt thuyết phục mà Trung Quốc có thể dùng làm 

Nguồn Vietnam.vn