Site banner

Mỹ và Nhật Bản liên thủ đối phó Trung Quốc

Trong khi đó, Nhật Bản có thể hỗ trợ các nước trong khu vực xây dựng lực lượng răn đe, National Interest đề xuất.

Quân đội Nhật Bản tập trận với lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ

Theo National Interest, sau một khoảng thời gian chiến lược, liên minh Mỹ - Nhật đã xác nhận lại nền tảng an ninh khu vực dưới thời của ông Abe – người cam kết đưa Nhật Bản lên vị trí hàng đầu trên đấu trường toàn cầu.

Việc củng cố liên minh này, minh chứng bằng việc sửa đổi Hướng dẫn quốc phòng Mỹ - Nhật, đã được thúc đẩy bằng một loạt các cải cách an ninh quốc gia bao gồm tái diễn giải Hiến pháp cho phép phòng thủ chung và bãi bỏ luật cấm xuất khẩu vũ khí tồn tại bấy lâu nay. Mặc dù sự phát triển này thể hiện khuynh hướng ý thức hệ của chính quyền Abe, chúng lại xuất phát chủ yếu từ môi trường an ninh cạnh tranh và đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Thách thức về sự trỗi dậy của Trung Quốc đến an ninh châu Á rất rõ ràng trong lĩnh vực hàng hải. Nhật Bản đã phải chịu gánh nặng này trong việc đáp trả lại sự hung hăng ngày càng lớn của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, mà đỉnh cao là tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển của Nhật Bản. Tuy nhiên, cuối cùng, cuộc tranh giành ở biển Hoa Đông đã thể hiện ý nghĩa của liên minh quan trọng nhất châu Á, minh chứng bằng sự điều đình rõ ràng của Trung Quốc sau khi Tổng thống Obama cam kết sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku.

Sự ngăn chặn thành công của liên minh Mỹ- Nhật ở biển Hoa Đông đã làm rõ những khó khăn của Trung Quốc trong việc hung hăng hơn trên Biển Đông- vùng biển tranh chấp nóng. Bất chấp những nỗ lực của các bên yêu sách tận dụng mọi công cụ an ninh quốc gia theo cách của mình, từ tăng chi tiêu quốc phòng cho đến nhờ tòa trọng tài quốc tế xét xử, các đối thủ trong khu vực của Trung Quốc vẫn không ngăn được nỗ lực của nước này nhằm biến biển Đông Nam Á trở thành ao nhà của mình.

Mỹ-Nhật không thể khoanh tay

Theo National Interest, chiến thắng của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ là đe dọa hiện hữu rõ ràng đối với các bên yêu sách, nó đồng thời cũng là mối đe dọa chiến lược to lớn với cả Mỹ và Nhật. Cả hai nước đều thể hiện sự nhận diện mối nguy hiểm này thông qua ngôn từ cũng như hành động, ví dụ như hoạt động tự do hàng hải của Mỹ (FONOP) và việc Nhật Bản tham gia diễn tập quân sự. Và trong khi việc Mỹ dính dáng đến vùng biển tranh chấp này được coi là đương nhiên vì vị thế của Mỹ là nước đảm bảo an ninh cơ bản trong khu vực, thì đã có suy đoán rằng một nước Nhật Bản tự do hơn như hiện nay có thể sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc tăng cường an ninh hàng hải tại Đông Nam Á.

Về vấn đề này, các chuyên gia an ninh hàng hải đã kêu gọi Nhật Bản tham gia vào hoạt động tự do hàng hải của Mỹ. Tuy nhiên, thậm chí với lực lượng hải quân chuyên nghiệp nhất châu Á và những kiềm chế trong Hiến pháp đã được nới lỏng, sự tham gia của lực lượng tự vệ Nhật Bản ở Biển Đông vẫn rất hạn chế do các nguồn lực của nước này hiện vẫn dàn trải. Hơn nữa, rất nhiều người trong cộng đồng chính sách Nhật Bản tin rằng “Việc chủ động thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ dễ gây ra những hành động ngày càng hung hãn của nước này đối với quần đảo Senkaku của Nhật Bản và do đó sẽ phản tác dụng với lợi ích an ninh của Nhật Bản”.

Hải quân Mỹ và hải quân Nhật Bản tập trận trên biển

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản hành tiến cùng tàu sân bay Stennis của Mỹ

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản hành tiến cùng tàu sân bay Stennis của Mỹ

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Nhật Bản sẽ hoặc nên là người ngoài cuộc trong việc giải quyết vấn đề cấp bách nhất châu Á này. Cách tốt nhất để Nhật Bản có thể hỗ trợ cho sự phát triển của an ninh ở Biển Đông là thông qua việc xây dựng năng lực. Nỗ lực này nhằm hỗ trợ sự hạn chế hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á trong việc giám sát và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế.

Nhật Bản đã có nỗ lực lớn trong việc hoàn thành mục tiêu này. Ngoài việc tham gia tập trận với các quốc gia trong khu vực, Nhật Bản đã thiết lập Hiệp định hợp tác khu vực về chống nạn cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ở châu Á (ReCAAP) để nâng cao năng lực chống cướp biển trong khu vực và giữ vai trò dẫn đầu trong việc kéo các quốc gia ven biển lại với nhau. Nhật Bản cũng ký vào hiệp ước đối tác chiến lược với Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam và đồng ý cung cấp tàu tuần tra và máy bay cho các nước này.

Hơn nữa, Nhật Bản cũng là nhà cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn. Điều này giúp kết nối viện trợ với lợi ích an ninh. Tài trợ của Nhật Bản cho mạng lưới sức mạnh, thiết bị sân bay và hải cảng là tiềm năng để phục vụ kép cho cơ sở hạ tầng kinh tế và quốc phòng, bổ sung sự chuyển giao vũ khí từ Nhật Bản, hợp tác và huấn luyện cho các quốc gia ven biển Đông Nam Á.

Hoạt động này làm vững chắc thêm nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy an ninh khu vực, bao gồm cả nỗ lực xây dựng năng lực của chính mình. Về vấn đề này, nên lưu ý rằng bất chấp những sự phát triển như dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí với Việt Nam và đàm phán về Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường với Philippines, Mỹ vẫn tiếp tục chi tiền để hỗ trợ cho các đối tác ở Đông Nam Á. Trong khi Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã tìm cách xử lý sự yếu kém này bằng Sáng kiến an ninh hàng hải Đông Nam Á để cung cấp 425 triệu USD trong việc huấn luyện, xây dựng cơ sở hạ tầng và tàu thuyền cho các đối tác Đông Nam Á, Quốc hội chỉ phê chuẩn 50 triệu USD cho năm tài chính 2016 hơn là cho cả kế hoạch 5 năm.

Xây dựng năng lực răn đe cho các nước Đông Nam Á

National Interest cho rằng, với tình hình này, cũng như lợi ích chung của Mỹ và Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề mất an ninh hàng hải trong khu vực, việc xây dựng năng lực là ý tưởng tuyệt vời cho hợp tác khu vực Mỹ- Nhật. Mỹ có thể trực tiếp dẫn đầu đáp trả những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông, bao gồm cả việc thách thức dự án xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Nhật Bản có thể hỗ trợ các nước trong khu vực bằng cách áp dụng khả năng xây dựng lực lượng của nước này vào các quốc gia ven biển Đông Nam Á, phối hợp các công cụ khác nhau, ví dụ như ODA, hướng tới mục tiêu chung của liên minh. Nỗ lực này sẽ là một sự ứng dụng ở quy mô lớn hơn, theo mô hình tiền hô hậu ứng, áp dụng cho liên minh Mỹ- Nhật trong đó mỗi bên tận dụng lợi thế so sánh của mình.

Chiến hạm hải quân Nhật Bản ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam

Đồng thời, hai bên cũng nên củng có vị thế an ninh chung trong khu vực với các chiến lược an ninh quốc gia và hướng dẫn quốc phòng sửa đổi. Mỹ cũng nên tiếp tục theo đuổi các cam kết lớn hơn về xây dựng lực lượng vì đó là lợi thế tuyệt đối của Mỹ trong lĩnh vực này. Nỗ lực này cũng nên phối hợp công khai hơn với nỗ lực của Nhật Bản. Chẳng hạn, Nhật Bản nên tham gia vào các nhóm xây dựng năng lực song phương hiện nay với các nước ASEAN, ví dụ như những nhóm được thành lập với Indonesia và Việt Nam. Hành động thực tế này có thể ngăn chặn những nỗ lực dư thừa hoặc mâu thuẫn lẫn nhau, trong khi vẫn tối đa hóa ảnh hưởng của liên minh với khu vực.

Theo National Interest, thông qua hợp tác với các nước ven biển ở Đông Nam Á trong xây dựng năng lực, Mỹ và Nhật Bản có thể thúc đẩy mạnh hơn việc xây dựng khả năng răn đe tối thiều cho các nước ven biển Đông Nam Á giữa áp lực ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc. Để làm được như vậy, Mỹ và Nhật Bản phải có khả năng để thể hiện giá trị của liên minh hai nước không chỉ vì lợi ích quốc gia mà còn vì lợi ích của khu vực, xây dựng nền tảng cho đối tác ở Thái Bình Dương như là một công cụ để giải quyết vấn đề trong khu vực.

Nguồn Vietnam.vn