Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chính trị được giao, Sở luôn thực hiện nghiêm túc chức năng thông tin- truyền thông trên các mặt đời sống xã hội, trong đó có công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em: kịp thời định hướng, chỉ đạo hệ thống báo chí trong tỉnh thực hiện nghiêm công tác thông tin tuyên truyền việc thực hiện các chính sách, luật pháp về công tác trẻ em. Sau khi tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và của Sở Thông tin và Truyền thông, hệ thống báo chí trong tỉnh (Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, đơn vị truyền thanh cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh) thông qua bài viết, hình ảnh đã tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, hệ thống Phòng Văn hóa các huyện, thành phố cũng tập trung thông tin, tuyên truyền bề nổi việc thực hiện công tác trẻ em tại cơ sở (treo băng rol, pa nô, áp phích trên các trục đường chính, khu đông dân cư, trường học, cơ sở vui chơi, giải trí của trẻ em…) nhằm góp phần cùng xã hội thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em trong tỉnh.
Từ năm 2015 đến nay, Sở đã ban hành gần 100 văn bản liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em (không tính văn bản góp ý), gồm: 20 Báo cáo công tác tuyên truyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (báo cáo định kỳ 6 tháng, báo cáo năm, báo cáo chuyên đề: sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kế hoạch quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Báo cáo về việc triển khai thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Bến Tre; báo cáo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; báo cáo kết quả thực hiện Luật Trẻ em năm 2017-2018... Trên 70 Công văn định hướng báo đài trong tỉnh tập trung tuyên truyền tháng hành động trẻ em, diễn đàn trẻ em; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020; Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và hàng năm; phòng tránh tai nạn thương tích và tai nạn đuối nước trẻ em; thực hiện Dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người”; đẩy mạnh tuyên truyền tình trạng lợi dụng người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em để tổ chức hoạt động lang thang bán hàng rong, xin ăn trên địa bàn tỉnh Bén Tre; trao tặng Mũ bảo hiểm cho trẻ em năm 2019 với chủ đề “Giữ trọn ước mơ”; thực hiện Đề án Phổ cập bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em; chăm sóc bảo vệ vệ trẻ em tỉnh Bến Tre năm 2019; thực hiện Dự án 4 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa vị thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người” năm 2019; công tác trẻ em và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Bến Tre năm 2019… Trên cơ sở định hướng, hệ thống báo chí trong tỉnh (Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre; Báo Đồng Khởi; đơn vị Truyền thanh các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn và các đơn vị viễn thông quản lý tốt các dịch vụ kinh doanh sim, tụ điểm kinh doanh Internet, thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức cảnh giác, tự chủ, tự bảo vệ của mọi người không để trở thành nạn nhân trong các vụ án thông qua đường dây tư vấn miễn phí 18001567 và Tổng đài điện thoại Quốc gia 111 để mọi trẻ em, các cơ quan, tổ chức và Nhân dân biết để yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết; thường xuyên đăng tin, bài, phát sóng các thông điệp về công tác phòng, chống tội phạm; các chuẩn mực, đạo đức lối sống, pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Sở còn tham mưu góp ý các dự thảo Tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020; Dự thảo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); dự thảo báo cáo đánh giá cuối kỳ chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015; dự thảo tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Bến Tre; dự thảo kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em tỉnh Bến Tre năm 2017; dự thảo kế hoạch triển khai thánh hành động vì trẻ em năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bến Tre… Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tuyên truyền sâu rộng về công tác phòng, chống tội phạm: mua bán người, xâm hại trẻ em cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; truyền thông trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm cho trẻ được an toàn; kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em và môi trường sống an toàn, phù hợp với trẻ em. Đặc biệt, là các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, phương tiện thông tin, nghe nhìn còn hạn chế. Đây chính là những hạn chế mà ngành Thông tin và các địa phương cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.
Nhìn chung thời gian qua, các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trong tỉnh luôn tập trung tuyên truyền hiệu quả các văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trong tình hình mới. Báo Đồng Khởi, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre đã mở các chuyên trang, chuyên mục Pháp luật và Đời sống, An ninh, Gia đình và Trẻ em, bản tin thời sự dành thời lượng đăng tải thường xuyên tin bài, phóng sự tuyên truyền công tác bảo vệ trẻ em; các cuộc thi, hội thi an toàn giao thông; vẽ tranh hè; tuyên truyền Pháp Luật; khai thác tủ sách, ngăn sách pháp luật; tuyên truyền lưu động, xây dựng pa-nô, áp-phích; biên soạn tờ rơi, tờ gấp; thông qua công tác xét xử lưu động, hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý, giáo dục pháp luật trong nhà trường; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ; phối hợp, lồng ghép công tác phổ biến giáo dục pháp luật với việc thực hiện các dự án, đề án, chương trình hoạt động liên quan. Qua đó, nâng cao nhận thức cho trẻ em, gia đình, nhà trường và xã hội trong các hoạt động thực hiện chính sách, bảo trợ, bảo hộ, giáo dục…. góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.