Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 (AMM-46) vừa kết thúc thành công tại Trung tâm hội nghị quốc tế của Brunei hôm 1/7.
Các Bộ Trưởng Ngoại giao tại Hội nghị ASEAN
Hội nghị nhằm mục đích củng cố tình hữu nghị giữa các chính phủ, xã hội và quan trọng nhất là con người giữa 10 nước thành viên cộng đồng ASEAN.
Trái ngược với hội nghị năm ngoái tại Campuchia khi lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, hội nghị không đưa ra được tuyên bố chung nào, hội nghị lần này diễn ra thành công tốt đẹp khi đạt được những kết quả nổi bật như nhất trí tăng cường lòng tin, đối thoại trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, khởi động đàm phán cấp SOM về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
Mặc dù thông cáo chung thể hiện sự đồng thuân giữa các nước thành viên về vấn đề giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, song Philippines vẫn rất căng thẳng, và có lẽ là nước lên tiếng nhiều nhất về vấn đề này.
Bên lề cuộc họp, đáp lại phản ứng của Trung Quốc về một cuộc "phản công" là "không thể tránh khỏi" nếu Philippines tiếp tục khiêu khích, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Abert F Del Rosario nói: "Chúng tôi lên án bất kỳ đe dọa sử dụng vũ lực nào và chúng tôi sẽ tieps tục theo đuổi hòa giải một cách hòa bình".
Ông Rosario thể hiện mối lo ngại sâu sắc đến việc tăng cường quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời gọi sự hiện diện lớn của tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp Scarborough/ Hoàng Nham và Bãi Cỏ Mây là đe dọa đến việc duy trì hòa bình và ổn định hàng hải ở khu vực.
"Đây là vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng tôi nhắc lại về quan điểm giải pháp hòa bình theo luật quốc tế", ông nói thêm.
Trong khi đó Trung Quốc đồng ý sẽ tổ chức các cuộc "tham vấn chính thức" để đề xuất Bộ quy tắc ứng xử (COC), quản lý các hoạt động hải quân tại cuộc họp với các nước ASEAN ở Trung Quốc trong tháng chín.
Bản thông cáo dài 19 trang được chia thành 10 phần khác nhau, trong đó có tầm nhìn của ASEAN, ba trụ cột chính trong việc tạo ra cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kết nối, quan hệ bên ngoài ASEAN cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế.
Một bản tài liệu hai điểm liên quan đến Biển Đông cũng được đưa ra, các lãnh đạo thống nhất cần có một một tình huống phản ứng cụ thể xoay quanh khu vực hàng hải.
Về vấn đề này, hội nghị đánh giá cao sự trao đổi quan điểm về các vấn đề bao gồm các sáng kiến và phương pháp nhằm nâng cao niềm tin, tin tưởng và đối thoại, và giải quyết các vấn đề Biển Đông, lưu ý đến đề xuất về một đường dây nóng cũng như tìm kiếm cứu nạn.
Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của DOC, nguyên tắc sáu điểm ASEAN về Biển Đông và tuyên bố chung ASEAN- Trung Quốc trong kỉ niệm 10 năm DOC, tái khẳng định việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc được luật pháp quốc tế công nhận, bao gồm Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Đồng thời, hội nghị cho biết sẽ tiếp tục kết hợp với Trung Quốc trong việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC trong mọi khía cạnh, tiến hành các thỏa thuận hợp tác chung và các dự án phù hợp với các hướng dẫn thực hiện DOC, nhấn mạnh cần thiết duy trì động lực tích cực đối thoại và tham vấn theo "một số cuộc họp liên quan đến ASEAN- Trung Quốc"
(TPO)
Nguồn: vietnam.vn