Site banner

Bình Đại: Năm 2017 - huyện có 59 hộ tham gia đề án sinh kế thoát nghèo, 79 hộ thoát cận nghèo

Nhằm tập trung thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế của người nghèo, người cận nghèo, năm 2017, huyện Bình Đại đẩy mạnh thực hiện Đề án“Phát triển đa dạng sinh kế, khởi nghiệp, giảm nghèo”, qua đó đã có nhiều hộ tham gia sinh kế giảm nghèo hiệu quả. 

Ngay tư khi mới triển khai đề án, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong đó, tổ chức đối thoại với hộ nghèo là phương án được huyện đẩy mạnh thực hiện. Phối hợp với các ngành chuyên môn của tỉnh và UBND các xã, thị trấn tổ chức họp mặt, đối thoại hộ nghèo, cận nghèo năm 2017, có 1.750 ngươi tham dự. Qua đó, giúp người ngheo hiểu rõ hơn về đề án sinh kế và mạnh dạn tham gia. Từ đầu năm 2017 đến nay, có 649 hộ đăng ký tham gia đề án sinh kế.

Tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ đề án sinh kế giúp người dân thoát nghèo bền vững
 

Theo đó, huyện thực hiện hỗ trợ người nghèo, người dân tham gia sinh kế phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Trong đó, huyện chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học công nghệ. Năm 2017, huyện tổ chức 12 lớp học nghề theo quyết định 1956 cho hơn 300 học viên, qua đó, giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và khả năng, điều kiện của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các ngành chức năng huyện phối hợp thực hiện công tác giải quyết việc làm; tư vấn giới thiệu việc làm từ các trung tâm và xuất khẩu lao động. Tư đầu năm 2017 đến nay, huyện đã giải quyết việc làm mới 1.564 người, đạt 128,2% kế hoạch năm. Riêng xuất khẩu lao động trúng tuyển 73 người.

Đồng thời, phát triển sản xuất gắn với thị trường, hỗ trợ người nghèo nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hướng dẫn tiếp cận thị trường thông qua phát triển các chuỗi giá trị các sản phẩm chính của tỉnh như sản phẩm dừa, bưởi da xanh, bò, dê, heo,… để các hộ nghèo, hộ cận nghèo kết nối thị trường, tiêu thụ được sản phẩm hiệu quả cao nhất. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm của người dân.

Hình thành các nhóm liên kết, tổ hợp tác, hình thành các nhóm hộ gia đình nghèo, cận nghèo có cùng mô hình, sản xuất cùng mục đích để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt. Xây dựng nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo mô hình sản xuất, trong đó chú trọng tiếp tục đầu tư tín dụng đối với những hộ đã có vay vốn nhưng có kế hoạch làm ăn hiệu quả.

Bên cạnh đó,  huyện thực hiện chính sách của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đây là giải pháp góp phần cải thiện các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, từ đó giúp cho người nghèo, người cận nghèo phát triển sản xuất thoát nghèo bền vững.

Phát huy tốt vai trò của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội phối hợp với các đoàn thể và tổ vay vốn các xã thị trấn. Từ đầu năm 2017 đến 31/10/017, đã cho 3.819 hộ vay với tồng số tiên vay 71.656 tỷ đồng từ các chương trình vay vốn ưu đãi như: học sinh sinh viên, môi trường, nhà ở, sản xuất kinh doanh... trong đó, đã hỗ trợ vốn vay số tiền hơn 40 tỷ đồng cho 1.149 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn sản xuất. Các xã, thị trấn trnh thủ kết nối nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ mô hình cải thiện sinh kế cho hộ nghèo.

Qua chương trình hỗ trợ phát triển sinh kế, khởi nghiệp, giảm nghèo năm 2017, đến nay, huyện có 59 hộ tham gia đề án sinh kế thoát nghèo, 79 hộ thoát cận nghèo.

Nhìn chung, việc thực hiện Đề án về “Phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016 – 2020” hướng đến mục tiêu cụ thể, đó là phấn đấu đến năm 2020, có 2.030 hộ có điều kiện cải thiện sinh kế thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo 2%/năm theo Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ huyện đã đề ra.

Tuyết Mai