Site banner

Gỉai pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thanh cơ sở tỉnh Bến Tre

Trong sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông hiện đại, hệ thống trạm tryền thanh cơ sở vẫn luôn là kênh truyền thông quan trọng, không thể thay thế. Các trạm truyền thanh cơ sở từ lâu trở thành người bạn quen thuộc của nhân dân, là tiếng nói phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, là kênh thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất, có tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội địa phương.

Thời gian qua, gắn liền với các sự kiện chính trị lớn của tỉnh cũng như của đất nước, côngtác tuyên truyền qua hệ thống trạm truyền thanh cơ sở phát huy hiệu quả cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 164 trạm truyền thanh cơ sở( …trạm truyền thanh hữu tuyến và … trạm truyền thanh vô tuyến). Việc đầu tư, khai thác sử dụng hệ thống truyền thanh ở các xã, phường, thị trấn có xu hướng ngày càng phát triển. Nhiều hệ thống đã đi vào hoạt ổn định và phát huy tác dụng góp phần tích cực vào việc tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phản ánh các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phục vụ nhu cầu thông tin của đông đảo nhân dân địa phương.

Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống đài truyền thanh cơ sở hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung và hiệu quả của công tác tuyên truyền tại cơ sở.

Hệ thống đài truyền thanh cấp xã gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị. Hệ thống trang thiết bị cũ và lạc hậu (hầu hết được trang bị đến nay đã hơn 15 năm) không đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động thông tin tuyên truyền.

Một trong những khó khăn chung về điều kiện hoạt động của hệ thống truyền thanh cấp xã là ngoài mức lương hưởng từ ngân sách nhà nước đối với chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã thì cán bộ truyền thanh ở cơ sở không được hưởng thêm một khoản thù lao nào. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến đội ngũ cán bộ làm công tác này không thiết tha gắn bó, không nhiệt tình với công việc của mình và nhân lực thường xuyên thay đổi.

Đã đến lúc cần đánh giá lại một cách tổng thể về hiện trạng hoạt động, xác định rõ khả năng phát triển, những mặt hạn chế của các trạm truyền thanh cơ sở.Trên cơ sở đó, đề ra giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần rút ngắn khoảng cách hưởng thụ thông tin giữa người dân tại các thị trấn và người dân vùng sâu, vùng xa. Theo đó, giải pháp trước hết là cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với các hoạt động của đài truyền thanh cơ sở; nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của đài truyền thanh cơ sở. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đi đôi với xây dựng cơ chế chính sách chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở.

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền đưa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, đặc biệt là thông tin về khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng nông thôn mới… Công tác tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh đóng vai trò hết sức quan trọng và không có phương thức tuyên truyền nào quảng bá nhanh, kịp thời, sâu rộng và tiện lợi hiệu quả, íttốnkémđếnngườidânnhưcácđàitruyềnthanh, trạmtruyềnthanh.Vìvậy, việc quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới truyền thanh cơ sở đã và đang đặt ra cho các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý cũng như cơ quan chuyên môn nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn để phát triển tương xứng với yêu cầu cuộc sống đang đặt ra ở cơ sở./.

Trung Kiên