Site banner

Ba Tri: Ngươi dân thiếu nước sinh hoat do xâm nhập mặn

Hiện nay đang vào giai đoạn cao điểm của mùa khô hạn, thời tiết oi bức, nắng nóng kéo dài, song song đó là tình trạng sâm nhập mặn diễn biến phức tạp, nguồn nước trên các con sông, kênh mương trên địa bàn huyện Ba Tri đều nhiễm mặn sâu, đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân, đặc biệt tình trạng thiếu nước ngọt dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Tại các xã ven biển của huyện, tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt diễn ra gây gắt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Chị Trần Thị Kim Tiếng, người dân ấp Giông Chuối, xã An Đức cho biết “hiện tại nguồn nước gia đình sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày chủ yếu nước đổi, mỗi ngày gai đình sử dụng vài khối nước, bên cạnh đó gia đình cũng trữ một lượng nước mưa để sử dụng nhưng xài rất tiết kiệm, có thể mùa khô năm nay sẽ kéo dài sợ không đủ để sử dụng”. 

Nguồn nước mưa trữ trong các hồ, lu xi măng của người dân không đủ xài trong mùa khô năm nay

Chị Trần Thị Kim Tiếng cho biết thêm: các năm trước nguồn nước máy cung cấp đảm bảo đến giữa tháng 2 âm lịch, nhưng năm nay trước tết Nguyên đán Bính Thân đã cúp nước liên tục, thỉnh thoảng nước chảy lúc nữa đêm, để có nước xài vợ chồng chị phải thức trắng đêm canh lấy nước. Hơn một tháng nay, nước máy bị nhiễm mặn nên gia đình chị không sử dụng, chỉ sử dụng nguồn nước từ các hộ đổi nước ngọt ở địa phương.

Không có nước ngọt sử dụng, người dân phải bỏ ra chi phí khá lớn để đổi nước ngọt về dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Ông Cao Chí Thanh, ấp Giồng Chuối, xã An Đức chia sẽxã An Đức là xã ven biển, đất nhiễm phèn mặn nến vấn đề nước ngọt sinh hoạt trong mùa khô của bà con phải nói rất khó khăn, nước trong các ao, hồ, giếng đều nhiễm phèn, mặn không sử dụng được. Người dân phải đổi nước ngọt về sử dụng, mặc dù biết giá nước ngọt tại địa phương là rất đắt, biết vậy nhưng người dân vẫn phải ép bụng đổi, để có nước ngọt sử dụng trong sinh hoạt. Riêng gia đình tôi cứ 3 ngày đổi một lần, một lần 2 m3, giá 55.000đ/m3,  một tháng tốn 550.000đ tiền đổi nước”.

Người dân đổi nước ngọt với gia rất cao

Hiện nay giá nước ngọt cung cấp cho các hộ dân từ 55 - 80 nghìn đồng/m3, giá này phụ thuộc vào tuyến đường vận chuyễn, trung bình 1 hộ dân mỗi tháng xài khoảng 7- 10 m3 nước, nguồn nước này ngoài dùng trong sinh hoạt, còn sử dụng cho gia cầm, gia súc uống.

Hiện tại, trên địa bàn xã An Đức có 5 hộ bơm  nước ngọt từ các giếng khoan đổi cho người dân, hầu hết các  hộ này cho biết: hiện nay nhu cầu về nước ngọt của người dân rất cao, đa số đã dùng hết công suất, trung bình mỗi  hộ một ngày cung cấp từ 30 – 50 m3 nước, nhưng không đủ cung cấp cho bà con. Anh Bùi Thanh Hải, ấp Giồng Xoài, xã An Đức một hộ cung cấp nước cho biết “Năm nay nhu cầu đổi nước ngọt của bà con trong xã tăng rất cao, cao gấp đôi so với năm trước. Nếu  tình trạng nắng hạn, nước nhiễm mặn như hiện kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng nữa sợ rằng nguồn nước ngọt sẽ cạn kiệt, không đủ cung cấp cho bà con hết mùa khô năm nay”.  

Còn tại Thị Trấn và các xã vùng trọng điểm nông nghiệp của huyện, tình trạng xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.  Ông Lê Quang Danh, ấp Cây Dầu, xã Mỹ Chánh chia sẽ: “ Các năm trước đây ở khu vực này thì vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 âm lịch mới có tình trạng nước nhiễm mặn, nhưng không ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, sinh hoạt của người dân. Nhưng đặc biệt năm nay tình trạng xâm nhập mặn đến sớm, độ mặn tăng cao làm cho cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại, người dân không có nước sinh hoạt. Gia đình tôi sử dụng nước phải làm hai ba lần, nghĩa là xài nước máy xong, rửa lại nước mưa, dùng nước mưa đó cho bò uống, hoặc tưới các cây trồng khác”.

Theo ghi nhận, lượng nước mưa mà người dân của vùng này dự trữ trong các lu, hồ đã không còn nhiều, mọi người phải tiết kiệm từng ca nước ngọt. Người dân đang băng khoăn nếu tình hình hạn, mặn năm nay còn kéo dài thì cuộc sống của họ sẽ còn gặp nhiều khó khăn. 

Trà Dũng