Thời điểm hiện nay, dịch bệnh chổi rồng hại nhãn đang bùng phát mạnh trên địa bàn huyện Bình Đại. Riêng tại xã Long Hòa – là địa phương có diện tích trồng nhãn lớn nhất, nhì của huyện, dịch bệnh chổi rồng đã lan rộng trên diện tích toàn xã, khiến nhiều nhà vườn bị thiệt hại nặng, nhiều hộ trồng nhãn đã phải đốn bỏ nhãn do không dập được dịch bệnh này.
Theo thống kê của xã Long Hòa, tính đến cuối tháng 3, tổng diện tích trồng nhãn toànxãlà 310 ha, với hơn 70% dân địa phương trồng nhãn. Khoảng đầu tháng 1/2016 (âm lịch), nhà vườn đang xử lý cây để cho trái vụ sau thì dịch bệnh chổi rồng bùng phát.Đến naydịch bệnh đã bùng phát mạnh với mức độ thiệt hại khoảng 90% diện tích.
Theo ý kiến của người trồng nhãn lâu năm, nguyên nhân diện tích vườn nhãn nhiễm chổi rồng tăng mạnh là do nguồn nước mặn xâm nhập sâu, người dân không thể tưới tiêu, bón phân và phun thuốc diệt mầm bệnh chổi rồng nên bệnh chổi rồng trên nhãn ngày càng nặng và lây lan một cách dễ dàng.
Vườn nhãn bị tấn công do chổi rồng trên diện tích 90%.
Tại hộ ông Trương Văn Út, ấp Long Thạnh, xã Long Hòa chia sẽ: “Năm rồi, vườn nhãn nhà tôi được đánh giá là vườn nhãn phòng chống bệnh chổi rồng đạt nhất nhì tại địa phương. Nhưng với tình hình nước mặn như năm nay, nhà vườn chúng tôi không thể xử lý thuốc cũng như tưới tiêu làm dịch chổi rồng bùng phát mạnh và không thể cứu chữa được. Vườn nhà ông trồng hơn 6 công đất vườn nhãn, trong đó bị thiệt hai do bệnh chổi rồng hơn 90%”
Tình hình bệnh chổi rồng bùng phát, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, chi phí đầu tư cho cây nhãn từ lúc xử lý cây cho đến nay đã tốn hơn 10 triệu đồng/1 công đất đã bỏ đi và chi phí cho cây nhãn sẽ tiếp tục tăng khi dấu hiệu bệnh chổi rồng không dừng lại.
Ngoài ra, thời gian qua, giá thành của trái nhãn giảm mạnh,giá thu mua nhãn hiện rất bấp bênh, nhiều thời điểm xuống rất thấp, bình quân chỉ ở mức 5.000 – 6.000 đồng/kg khiến nhiềunhà vườn nản lòng, do đó nhiều nông dân đã quyết định đốn bỏ vườn.
Theo lời ông Trần Văn Lâm, cùng ngụ ấp Long Thạnh cho biết: “Hiện, vườn nhãn nhà ông hơn 2,4 hecta, trong đó, diện tích bị chổi rồng nhiễm nặng chiếm khoảng 90%. Nhiều năm qua, kinh tế gia đình ông khấm khá cũng nhờ các cây nhãn, nhưng hiện nay dịch chổi rồng bùng phát mạnh, khiến ông trở tay không kịp, chi phí xử lý, công chăm sóc nhãn vụ này sẽ tăng hơn, mà gia thành nhãn lại thấp nên ông rất trăn trở trong việc đốn bỏ nhãn để chuyển đổi giống cây mới”.
Theo tình hình thực tế cho thấy, bệnh chổi rồng đang diễn biến phức tạp tại xã Long Hòa, mức độ thiệt hại do bệnh chổi rồng gây ra là rất lớn, nhiều nông dân bị thất thu và không đủ khả năng khôi phục lại vườn nhãn.Do đó vấn đề khắc phục bệnh chổi rồng cần được triển khai thực hiện cấp bách, đồng loạt.Đồng thời, cần có biện pháp hỗ trợ cho nông dân tái sản xuất cây trồng, giúp người trồng nhãn ổn định cuộc sống.